Người tiểu đường có ăn được rau dền không? Nên ăn bao nhiêu?

 

Người tiểu đường có ăn được rau dền không? Nên ăn bao nhiêu?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Rau dền là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, với chế độ ăn cần kiêng khem đặc biệt, người tiểu đường có ăn được rau dền không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nhận được câu trả lời từ các chuyên gia Nutricare nhé!

1. Tiểu đường có ăn rau dền được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau dền. Trong danh sách những loại rau tốt cho người tiểu đường, rau dền là loại rau rất được khuyến cáo nhờ đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời:

  • Theo Đông y, rau dền cơm có vị ngọt, tính hàn. Rau dền tía vị ngọt, tính mát, quy vào đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí, khai khiếu, giải độc, lợi đại tiểu tiện, chữa các bệnh nóng nhiệt, táo bón, kiết lỵ, tiểu buốt rắt, mụn nhọt, tăng huyết áp,…
  • Theo y học hiện đại, rau dền cung cấp ít calo nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ sức khoẻ cho người tiểu đường.

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g rau dền đỏ:

Chất dinh dưỡngHàm lượng
Năng lượng41 calo
Protein3.3g
Chất xơ1.6g
Calci288mg
Sắt5.4mg
Mangan1.85mg
Kali476mg
Vitamin C89mg
Beta-caroten4080mcg
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau dền
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau dền

Có thể bạn quan tâm: Top 11 món ăn cho người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết

2. Lợi ích của rau dền cho người tiểu đường

Rau dền chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp đem lại những lợi ích sức khoẻ sau cho người tiểu đường:

2.1. Giảm Cholesterol, phòng ngừa biến chứng tim mạch của người tiểu đường

Tích tụ cholesterol dẫn đến rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Rau dền rất giàu chất xơ giúp hạn chế hấp thu cholesterol rất tốt. Đồng thời, các chất chống oxy hoá như Mangan, Kẽm, Beta-caroten, Vitamin C trong rau dền giúp cản trở các gốc tự do, giảm quá trình viêm và hạn chế hình thành mảng xơ vữa.

Nhờ vậy, ăn rau dền có thể giúp phòng ngừa biến chứng trên tim mạch cho người bệnh tiểu đường.

Ăn rau dền có thể giúp phòng ngừa biến chứng
Ăn rau dền có thể giúp phòng ngừa biến chứng trên tim mạch cho người bệnh tiểu đường

2.2. Hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân

Rau dền cung cấp nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hoá rất tốt, giảm các chứng táo bón, khó tiêu của người bệnh tiểu đường. Lượng chất xơ dồi dào này cùng lượng Protein đáng kể của rau dền còn giảm sự hấp thu chất béo trong cơ thể, giúp người bệnh nhanh no, hạn chế cơn thèm ăn và giảm lượng calo nạp vào trong mỗi bữa ăn.

Vì vậy, người tiểu đường có thể sử dụng rau dền trong thực đơn giảm cân của mình, đặc biệt là những người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường bị béo phì.

Rau dền giàu chất xơ
Rau dền giàu chất xơ hỗ trợ giảm cân rất tốt

2.3. Giúp mắt sáng khỏe

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường như đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng thường tiến triển ngay ở giai đoạn sớm, vì vậy người bệnh càng cần chú ý phòng ngừa. Rau dền cung cấp một lượng lớn Beta-caroten, tiền chất của Vitamin A – dưỡng chất quan trọng có tác dụng làm sáng mắt, phòng ngừa và hạn chế tiến triển các biến chứng cho người bệnh.

Rau dền phòng ngừa và hạn chế
Rau dền phòng ngừa và hạn chế tiến triển các biến chứng cho người bệnh

2.4. Các lợi ích khác của rau dền với người tiểu đường

Ngoài các lợi ích nổi bật kể trên, người bệnh tiểu đường còn có thể nhận được nhiều lợi ích khác khi ăn rau dền như:

  • Tăng cường miễn dịch nhờ nguồn Kẽm, Mangan và Vitamin C dồi dào.
  • Chống loãng xương nhờ bổ sung hàm lượng Canxi tương đương với sữa tươi.
  • Cải thiện tình trạng thiếu máu do cung cấp một lượng đáng kể Sắt cần thiết cho quá trình tạo máu của cơ thể.
  • Phòng ngừa ung thư do cung cấp nhiều hợp chất chống oxy hoá nhóm Phenolic bên cạnh Kẽm, Vitamin C và Beta-caroten.
Rau dền giúp phòng ngừa thiếu máu
Rau dền giúp phòng ngừa thiếu máu, chống loãng xương và tăng cường miễn dịch cho người tiểu đường

3. Cách chế biến rau dền cho người tiểu đường

Chế biến rau dền đúng cách không chỉ giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng trong rau mà còn giúp người tiểu đường ăn ngon miệng hơn. Dưới đây là gợi ý một số món ăn ngon bổ từ rau dền cho người tiểu đường:

3.1. Canh rau dền nấu thịt băm

Canh rau dền thịt băm có vị ngọt mát, dễ ăn, giúp thanh nhiệt và kích thích ngon miệng cho người tiểu đường.

Nguyên liệu:

  • Rau dền: 400g
  • Thịt băm (chọn loại nạc nhiều): 200g.
  • Hành lá: 2 nhánh
  • Dầu ăn và gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế sạch rau dền và hành lá. Hành lá cắt nhỏ. Thịt băm ướp với gia vị vừa đủ trong 15 phút cho ngấm.
  • Bắc nồi lên bếp, cho thịt heo vào xào săn với một ít dầu ăn. Thêm nước đã đun sôi vào nồi, nấu lại cho sôi rồi cho rau dền vào nấu trong 2 – 3 phút. Nêm gia vị vừa đủ, cho thêm hành lá vào và tắt bếp là hoàn thành.
Canh rau dền thịt băm
Canh rau dền thịt băm giúp thanh nhiệt và kích thích ngon miệng cho người tiểu đường.

3.2. Rau dền xào tỏi

Tỏi đem lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường như hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tăng cường miễn dịch và phòng chống biến chứng tim mạch. Vì vậy, rau dền xào tỏi không chỉ là một món ăn ngon mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho người tiểu đường rất tốt.

Nguyên liệu:

  • Rau dền: 500g
  • Tỏi: 3 – 4 tép
  • Dầu ăn và gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Sơ chế sạch rau dền. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
  • Cho một ít dầu ăn vào chảo và phi tỏi cho thơm. Sau đó cho rau dền vào xào cùng một ít nước lọc, xào chín ở lửa lớn rồi nêm gia vị vừa đủ là hoàn thành.
Rau dền xào tỏi
Rau dền xào tỏi giúp cải thiện sức khỏe cho người tiểu đường rất tốt

3.3. Canh mướp nấu rau dền.

Canh mướp nấu rau dền không chỉ giúp giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hoá mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khoẻ cho người bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu:

  • Rau dền: 300g
  • Mướp: 1 quả nhỏ.
  • Thịt băm: 100g.
  • Hành tím: 1 củ
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Rau dền rửa sạch, thái nhỏ. Mướp gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Hành tím băm nhỏ.
  • Phi thơm hành tím với 1 ít dầu ăn, cho thịt vào xào thơm rồi thêm nước vào nấu sôi. Sau đó cho rau và mướp vào nấu đến khi chín, nêm gia vị vừa đủ là hoàn thành.
Canh mướp nấu rau dền
Canh mướp nấu rau dền bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh tiểu đường.

4. Người tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn rau dền?

Rau dền tính mát và nhuận tràng rất tốt nên các chuyên gia dinh dưỡng chỉ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn không quá 200g rau dền mỗi ngày.

Một số trường hợp sau đây người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn rau dền:

  • Người bệnh tiểu đường mắc kèm viêm khớp dạng thấp, gout hoặc có biến chứng thận không nên ăn nhiều rau dền do rau dền chứa nhiều Axit Oxalic ảnh hưởng không tốt đến các chứng bệnh này.
  • Người bệnh đang bị tiêu chảy không nên ăn do rau dền có tính mát có thể làm nặng thêm các triệu chứng tiêu chảy.
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau dền với lượng hợp lý
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau dền với lượng hợp lý mỗi ngày

Tìm hiểu thêm:

Trên đây là giải đáp của các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare cho câu hỏi “tiểu đường có ăn rau dền được không?”. Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung rau dền một cách hợp lý trong thực đơn của mình để hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường và tăng cường sức khoẻ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về việc tiểu đường có ăn được rau dền không, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để được giải đáp ngay lập tức nhé!

sữa Glucare Gold

 Xem bài viết tại: https://nutricare.com.vn/dinh-duong/tieu-duong/tieu-duong-co-an-duoc-rau-den-khong.html

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này