Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

 

Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Rau muống là món ăn dân dã quen thuộc của không ít người Việt Nam với nhiều công dụng như thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hoá. Vậy người tiểu đường có ăn được rau muống không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để được các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare giải đáp cách ăn rau muống cho người tiểu đường bạn nhé!

1. Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau muống

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau muống. Người tiểu đường có ăn được rau muống bởi rau muống có chỉ số đường huyết rất thấp (GI=10) và chứa ít calo nên hạn chế được hiện tượng tăng đường huyết sau ăn và thích hợp để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường. Hơn nữa, rau muống còn đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ tuyệt vời khác cho người bệnh tiểu đường:

  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu chỉ huyết rất tốt, được dùng trong những trường hợp nóng trong, ngộ độc thức ăn, tiểu tiện khó, tiểu ra máu, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày,…
  • Theo các nghiên cứu khoa học, rau muống có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và chất chống oxy hoá giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết và biến chứng hiệu quả.

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g rau muống:

Chất dinh dưỡngHàm lượngChất dinh dưỡngHàm lượng
Năng lượng25 caloKali331mg
Protein3.2gVitamin C23mg
Chất xơ1.0gFolate194mcg
Carbohydrate2.1gVitamin E2.03mg
Sắt1.4mgVitamin K482.9mcg
Mangan0.6gBeta-caroten5597mcg
Kẽm0.35gLutein+Zeaxanthin11938mcg
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được rau muống
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được rau muống

Có thể bạn quan tâm: 9 sai lầm phổ biến khi lên thực đơn cho người bệnh tiểu đường loại 2

2. Lợi ích của rau muống đối với bệnh tiểu đường

Với giá trị dinh dưỡng cao nói trên, rau muống đem lại rất nhiều lợi ích sức khoẻ cho người bệnh tiểu đường, cùng tìm hiểu chi tiết về việc người tiểu đường có ăn được rau muống nhé!

2.1. Hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả

Kiểm soát đường huyết là nhiệm vụ hàng đầu trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rau muống có tác dụng hạ đường huyết sau ăn ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 tương tự như thuốc hạ đường huyết Tolbutamid và còn làm giảm đường huyết lúc đói rất tốt.

Đồng thời, chỉ số đường huyết ở mức rất thấp (GI =10) và lượng chất xơ dồi dào của rau muống cũng cho thấy lợi ích kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả cho người bệnh.

Rau muống giúp kiểm soát đường huyết
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rau muống giúp kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả

2.2. Giảm cholesterol và phòng ngừa biến chứng tim mạch

Đường huyết tăng và cholesterol gây xơ vữa động mạch và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rau muống có tác dụng làm giảm Cholesterol và Triglycerid máu. Lượng chất xơ lớn trong rau muống và các chất chống oxy hoá như Beta-caroten cũng góp phần hạn chế hấp thu Cholesterol và điều hoà mỡ máu tốt hơn.

Nhờ vậy, ăn rau muống có thể giúp người bệnh tiểu đường phòng ngừa và hạn chế tiến triển biến chứng tim mạch, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường đi kèm rối loạn mỡ máu.

Rau muống có tác dụng làm giảm Cholesterol
Rau muống có tác dụng làm giảm Cholesterol và Triglycerid máu

2.3. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng tiểu đường do gây rối loạn mỡ máu và có thể làm giảm khả năng tổng hợp Insulin của tuyến tụy. Do vậy, kiểm soát cân nặng là nhiệm vụ quan trọng của người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Rau muống với lượng chất xơ dồi dào giúp người bệnh ăn nhanh no và no lâu hơn, hạn chế ăn uống, hấp thu năng lượng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Cùng với đó, rau muống chứa rất ít calo nên rất phù hợp cho thực đơn kiểm soát cân nặng của người bệnh tiểu đường.

Rau muống
Rau muống là lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn giảm cân của người tiểu đường

2.4. Ngăn ngừa táo bón và khó tiêu

Theo Đông y, rau muống có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên có thể trị đầy bụng, táo bón, khó tiêu. Bên cạnh đó, lượng lớn chất xơ trong rau muống giúp loại rau này nhuận tràng hiệu quả và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do nhiều nguyên nhân.

Do đó, rau muống rất tốt cho đối tượng người bệnh tiểu đường thường dễ bị táo bón và khó tiêu.

2.5. Phòng ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây các biến chứng trên mắt như thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể ngay từ những giai đoạn sớm. Rau muống rất giàu các chất chống oxy hoá nhóm Carotenoid như Beta-caroten, Lutein và zeaxanthin có tác dụng phòng ngừa thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể hiệu quả cho người bệnh tiểu đường.

Rau muống phòng ngừa thoái hoá điểm vàng
Rau muống phòng ngừa thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể hiệu quả cho người bệnh tiểu đường

2.6. Ngăn ngừa thiếu máu và hạn chế các biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy rau muống với lượng chất chống oxy hoá dồi dào như Kẽm, Carotenoid, Vitamin C, E giúp làm giảm stress oxy hoá, hỗ trợ phòng ngừa các dị tật bẩm sinh và bệnh lý trên thai nhi rất tốt.

Ngoài các biến chứng tiểu đường phổ biến, thiếu máu cũng là bệnh thường gặp ở các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Rau muống giúp bổ sung lượng chất Sắt, Folate lớn cũng có tác dụng điều trị thiếu máu cho các bà bầu hiệu quả.

Rau muống hỗ trợ điều trị thiếu máu
Rau muống hỗ trợ điều trị thiếu máu và giảm biến chứng tiểu đường cho các bà bầu tiểu đường thai kỳ

3. Hướng dẫn cách ăn rau muống cho người tiểu đường

Để tận dụng hợp lý các chất dinh dưỡng trong rau muống, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 200 – 300g rau muống mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng nên chế biến rau muống một cách phù hợp để đảm bảo sức khoẻ. Người bệnh có thể tham khảo một số món ăn ngon từ rau muống như:

  • Rau muống luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Rau muống xào thịt bò
  • Canh rau muống nấu chay
  • Nước rau muống nấu với râu ngô
Món ăn từ rau muống
Món ăn từ rau muống cho người tiểu đường

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý những trường hợp không nên ăn rau muống như sau:

  • Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống do loại rau này có tính mát, có thể làm nặng thêm tình trạng suy nhược.
  • Người có cơ địa dễ bị sẹo lồi đang trong quá trình hồi phục vết thương, mụn nhọt… ăn rau muống có thể bị sẹo lồi.
  • Người đang dùng thuốc Đông y nên hạn chế ăn rau muống do rau muống có thể làm giảm tác dụng của thuốc và gây ảnh hưởng không tốt.

Tìm hiểu thêm:

Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về chủ đề “người tiểu đường có ăn rau muống được không?”. Rau muống đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ tuyệt vời nhưng người bệnh tiểu đường cũng cần ăn uống một cách hợp lý để kiểm soát đường huyết tốt nhất cũng như tránh biến chứng bệnh tiểu đường.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về việc người tiểu đường có ăn được rau muống không, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để được giải đáp ngay lập tức nhé!

sữa Glucare Gold

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Xem bài viết tại: https://nutricare.com.vn/dinh-duong/tieu-duong/nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-rau-muong.html

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này